Quảng cáo ngoài trời – OOH (Out of Home hoặc Outdoor Advertising) là một hình thức quảng cáo có mặt từ rất lâu khi quảng cáo xuất hiện. Có thể các bạn đã từng sử dụng dịch vụ này để quảng bá cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, liệu các bạn đã đánh giá được đúng hiệu quả mà OOH mang lại? Do đó, hôm nay Labandecor.com xin chia sẻ với các bạn 21 Tiêu chí đánh giá vị trí quảng cáo ngoài trời hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Các yêu cầu chính của vị trí quảng cáo ngoài trời cần có
- Hình ảnh sản phẩm: Phải chắc chắn rằng mọi người có thể đọc được tên của sản phẩm và doanh nghiệp cần quảng bá (nếu có).
- Nội dung/ Thông điệp: Không nên sử dụng thông điệp quá dài (vượt quá 7 chữ) và cố gắng thiết kế ngắn nhất để có thể hiểu một cách dễ dàng hơn.
- Chữ: Cỡ chữ phải có chiều cao thấp nhất là khoảng 30cm. Các bạn luôn nhớ rằng tầm nhìn của biển quảng cáo có thể từ 50 – 200m, đặc biệt là với các biển quảng cáo tầm cao.
- KHÔNG dùng chữ quá MỎNG: Đối với các biển quảng cáo tầm cao (150m), không nên dùng chữ quá mỏng sẽ không nhìn thấy được.
- Hãy bỏ “quy tắc không gian trắng”: Quy tác này KHÔNG ÁP DỤNG cho quảng cáo ngoài trời (OOH)
- Độ tương phản cao: Giúp tầm nhìn được xa hơn
- Màu đậm: Giúp người quan sát nhìn thấy rõ hơn khi ở khoảng cách 200m
- Đơn giản: Với thiết kế đơn giản, các bạn chỉ cần thể hiện đủ ý tưởng và mục tiêu chính của quảng cáo là được
- Nhìn thử ở khoảng cách xa: Hãy thử nghiệm nhìn bảng thiết kế trong vòng 5 giây ở khoảng cách 5m, xem có hợp lý không. Điều này tương tự như cách người quan sát khi họ đang lại xe đi ngang qua biển quảng cáo.
>>> Tìm hiểu ngay: 8 hình thức quảng cáo ngoài trời tại Đà Nẵng (thống trị 2021)
21 Tiêu chí đánh giá vị trí quảng cáo ngoài trời OOH
Vị trí của biển quảng cáo sẽ được đánh giá thông qua 21 tiêu chí dưới đây, Tuy nhiên, có một số yếu tố là cực kỳ quan trọng và cũng có số yếu tố (chỉ có thì tốt còn không có cũng chẳng sao), dựa vào tỉ suất quan trọng (%) của từng tiêu chí, cụ thể như sau:
- Loại hình (Ad Form): Bảng tầm cao (High-level); Street Furniture (Bảng tầm thấp), Transit (Quảng cáo trên các phương tiện giao thông) hay Digital Frame.
- Kích thước (Ad size): Kích thước quảng cáo càng lớn điểm đánh giá càng cao vì hình ảnh rõ ràng càng to càng ấn tượng. Đồng thời, kích thước lớn giúp doanh nghiệp truyền tải được nhiều nội dung và hình ảnh hơn.
- Chiều cao (Wiewing Height): Cấu trúc quảng cáo được đánh giá dựa trên: Cấu trúc biển cột, biển khung sắt ốp tường, biển Trivision lật mặt hay nhà chờ… Cấu trúc càng tốt, bền vững và càng thẩm mỹ thì điểm đánh giá càng cao.
- Tầm nhìn xa (Visible Distance): Những vị trí tầm nhìn ngắn quá sẽ không đảm bảo được thời gian quan sát biển quảng cáo do người nhìn tham gia giao thông di chuyển chứ không phải đi bộ hoặc đứng lại để ngắm nhìn.
- Góc nhìn (Angle of Vision): Nếu góc nhìn thoáng qua, và bảng quảng cáo ở đúng ngay khúc cua thì dĩ nhiên biển quảng cáo được đánh giá cao hơn những vị trí nằm trên đường thẳng và có thể bị lấp bởi những quảng cáo, hay những toà nhà phía trước.
- Lưu lượng giao thông (Traffic Flow): Yếu tố quan trọng để cho điểm. Với khu vực có lưu lượng giao thông, mật độ giao thông đông đúc điểm sẽ cao hơn những khu vực thưa thớt. Mật độ này được tính dựa vào khu vực/ tỉnh thành của vị trí (Ví dụ như: tại Đà Nẵng mật độ cao là hơn 250.000 lượt/ tuần, nhưng ở HCM thì mật độ cao phải là hơn 1.000.000 lượt/ tuần).
- Tốc độ lưu thông (Traffic Speed): Các biển quảng cáo đặt ở vị trí nội thành với tốc độ lưu thông sẽ được điểm cao hơn các biển đặt tại đường cao tốc, quốc lộ.
- Hướng lưu thông (Traffic Direction): Hướng lưu thông của người quan sát có thể nhìn thấy biển quảng cáo ngoài trời (Ví dụ: Hướng vào thành phố, hướng ra khỏi thành phố…)
- Số làn đường (Number of road): Đường 2 chiều sẽ đạt được điểm cao nhất vì quảng cáo có thể được nhìn từ 2 phía. Còn đường 1 chiều và số làn đường nhiều hơn thì điểm sẽ thấp hơn.
- Kích cỡ của đường (Road Size): Được đánh giá thông qua các yếu tố như: Đường 2 chiều, có làn riêng cho xe máy, đường 2 chiều, đường 1 chiều…
- Loại đường (Road Type): Đường nội đô sẽ được điểm cao nhất, đường quốc lộ và tỉnh lộ sẽ được điểm thấp hơn.
- Yếu tố gây xao nhãn (Visual clutter): Những vị trí quảng cáo nằm 1 mình sẽ đạt được điểm cao nhất. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, đó là tại các nút giao thông lớn đông người qua lại, có rất nhiều OOH chen chúc nhau, gây ảnh hưởng đến độ phân tán thị giác.
- Yếu tố gây cản trở tầm nhìn (Vision Issue): Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Biển quảng cáo hoàn toàn không bị che sẽ đạt điểm cao nhất
- Các địa danh quanh OOH (Surrounding Area): Các địa danh nổi tiếng, danh lam thắng cảnh… nói chung, các địa danh thu hút nhiều người quan sát trong bán kính 1km quanh vị trí OOH.
- Kẹt xe thường xuyên (Permanent Obstruct): Vị trí của biển quảng cáo ngoài trời có nằm tại khu vực hay kẹt xe thường xuyên hay không.
- Kẹt xe tạm thời (Temporarily Obstruct): Các vị trí OOH có nằm tại khu vực kẹt xe tạm thời do các yếu tố tạm thời (công trường thi công…), với các cấp độ: Kẹt nặng, khá nặng, nhẹ, không kẹt xe.
- Kẹt xe theo mùa (Season Obstruct): Vị trí của OOH có nằm ngay khu vực kẹt xe theo mùa (ví dụ: mùa mưa sẽ kẹt xe…
- Khu vực (Zone): Vị trí biển quảng cáo OOH nằm tại khu vực trung tâm thì điểm đánh giá sẽ cao, hoặc đơn giản nằm gần nhóm khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến thì điểm cũng rất cao.
- Giao lộ lớn, Bùng binh, Khúc cua, Ngã tư… (Roundabout, Turning Point, Crossroad): Biển quảng cáo nằm tại các giao lộ càng lớn điểm càng cao. Nếu biển quảng cáo không nằm tại khu vực giao điểm hay ngã tư thì sẽ được điểm rất thấp.
- Tín hiệu đèn giao thông (Traffic Light): Biển quảng cáo nằm tại khu vực chờ đèn đỏ cao, nằm tại ngã tư càng lớn thì điểm càng cao. OOH đặt tại ngã tư không có đèn xanh đèn đỏ thì điểm sẽ thấp hơn.
- Chiếu sáng (Illumination): Các loại biển quảng cáo có đèn chiếu sáng sẽ phát huy tốt hiệu quả quảng cáo. Những biển quảng cáo chỉ nhờ đèn đường thì điểm rất thấp. Còn những OOH không có đèn thì chỉ xứng đáng điểm 0.
Cách tính điểm của vị trí quảng cáo ngoài trời
Trên đây chính là các tiêu chí đánh giá vị trí biển quảng cáo ngoài trời, theo từng yêu cầu của sản phẩm và nhóm khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu mà các doanh nghiệp nhắm tới.
Đơn giản thôi à! Đầu tiên, các bạn để điểm 10 là than điểm tối đa rồi tự chấm điểm, công vào và chia đều cho tổng số tiêu chí sẽ ra điểm số cần được đánh giá. Nếu vị trí OOH dưới 5 điểm thì nên bỏ đi. Còn cao hơn thì chắc chắn đây là vị trí quảng cáo ngoài trời phù hợp với bạn.
Kết luận: Những điều đã được chia sẻ ở trên có thể áp dụng cho tất cả các biển quảng cáo ngoài trời hoặc ít nhất trao dồi thêm kiến thức để các bạn dựa vào đó mà đánh giá được vị trí OOH mình đang định thi công. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn quyết định việc bạn có lựa chọn vị trí đó hay không vì còn có rất nhiều yếu tố khác nữa nhé!