THƯ VIỆN

Kích thước Pano quảng cáo trong & ngoài đô thị

Pano quảng cáo ngoài trời là một trong những loại hình quảng cáo có mức đầu tư chi phí cực kì cao, và thời gian sử dụng cực kỳ lâu. Tuy nhiên, đây là một loại biển quảng cáo khá lớn nên nhà nước cũng có những quy định riêng biệt cho loại hình quảng cáo này, đặc biệt là kích thước Pano quảng cáo trong và ngoài đô thị. Hãy cùng Labandecor.com tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Kích thước Pano quảng cáo trong & ngoài đô thị

1. Kích thước Pano quảng cáo trong Nội thành

Pano quảng cáo trong nội thành được xuất hiện với tần suất dày đặc và có khả năng tương tác với người tiêu dùng tốt, bởi mật độ cư dân ở nội thành luôn rất cao, tần suất di chuyển lớn. Có khá nhiều toà nhà, trung tâm hội nghị, khu văn phòng, khu dân cư để đặt pano, nhưng nhất là ở các quận huyện trung tâm có nhu cầu tiêu dùng cao, khả năng chi trả lớn.

Tuỳ từng vị trí đặt mà kích thước bảng hiệu quảng cáo ngoài trời cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp và đúng với quy định của nhà nước: Dưới đây là kích thước chuẩn các bạn có thể tham khảo:

Trong các công viên:

  • Hình thức: Biển quảng cáo độc lập
  • Vị trí: Trong khuôn viên của công viên
  • Chiều cao biên: Tối thiểu 5m, tối đa 10m (tính từ mặt đường đến mép dưới của biển quảng cáo)
  • Chú ý về kích thước đối với hộp đèn đặt trên dải phân cách của đường trong đô thị.

Tại tuyến đường đô thi:

  • Hình thức: Biển quảng cáo (đứng) độc lập ở 2 bên tuyến đường đô thị
  • Vị trí: Tuyến đường đô thị
  • Chiều cao: Tối thiểu 5m, tối đa 10m (tính từ mặt đường đến mép dưới của biển quảng cáo)
  • Hai biển quảng cáo liền kề trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 100m theo chiều dọc tuyến đường đô thị

Tại cầu vượt/ đường hầm dành cho người đi bộ:

  • Hình thức: Gắn, treo trên tường, lan can cầu vượt/ đường hầm dành cho người đi bộ.
  • Vị trí: Mặt phía trong cầu vượt/ hầm đường bộ

>>> Xem ngay: 100+ Mẫu biển quảng cáo du lịch, lữ hành cực lôi cuốn khách hàng

2. Kích thước Pano quảng cáo tại Tỉnh lộ

Pano quảng cáo tại các tuyến đường thuộc cấp tỉnh cần đáp ứng theo các quy định về kích thước như sau:

  • Diện tích mặt bảng hiệu: từ 90 – 120m2
  • Khoảng cách tối thiểu (từ mép đường – cạnh gần đường nhất của bảng): 20m2
  • Chiều cao tối thiểu (từ mặt đường – mép dưới của bảng): 13m2
  • Khoảng cách tối thiểu:
    • Giữa 2 bảng liền kề trên đoạn đường thẳng: 150 – 200m
    • Giữa 2 bảng liền kề trên đoạn đường cong: 75 – 100m

3. Kích thước Pano quảng cáo tại Huyện lộ

Pano quảng cáo tại tuyến đường cấp huyện cần đáp ứng theo các quy định về kích thước như sau:

  • Diện tích mặt bảng hiệu: từ 40 – 100m2
  • Khoảng cách tối thiểu (từ mép đường – cạnh gần đường nhất của bảng): 15m2
  • Chiều cao tối thiểu (từ mặt đường – mép dưới của bảng): 8m2
  • Khoảng cách tối thiểu:
    • Giữa 2 bảng liền kề trên đoạn đường thẳng: 100 – 150m
    • Giữa 2 bảng liền kề trên đoạn đường cong: 75 – 100m

4. Kích thước Pano quảng cáo tại Quốc lộ

Pano quảng cáo tại tuyến quốc lộ cần đáp ứng theo các quy định về kích thước như sau:

  • Diện tích mặt bảng hiệu: từ 120 – 200m2
  • Khoảng cách tối thiểu (từ mép đường – cạnh gần đường nhất của bảng): 25m2
  • Chiều cao tối thiểu (từ mặt đường – mép dưới của bảng): 15m2
  • Khoảng cách tối thiểu:
    • Giữa 2 bảng liền kề trên đoạn đường thẳng: 200 – 250m
    • Giữa 2 bảng liền kề trên đoạn đường cong: 150 – 200m

Quy định khi lắp đặt biển quảng cáo ngoài trời

Công ty, doanh nghiệp muốn lắp đặt biển quảng cáo ngoài trời cần xin giấy phép của chính quyền địa phương. Giấy tờ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo.
  • Bản sao hoặc photo công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề của công ty.
  • Bản sao hoặc giấy đăng ký chất lượng hàng hoá, giấy đăng ký nhãn hiệu, tên sản phẩm, biểu tượng thương hiệu, sản phẩm.
  • Mẫu biển quảng cáo rõ ràng về: Màu sắc, kích thước và đóng dấu của đơn vị đề nghị.
  • Dưới mẫu giấy phép cần: Tên đơn vị thực hiện giấy phép, số giấy phép, Sở VHTT tỉnh/thành phố cấp, thời gian cấp.
  • Bản sao có giá trị pháp lý hợp đồng giữa bên cung cấp dịch vụ giấy phép với người có quyền sở hữu địa điểm đặt biển quảng cáo.
  • Văn bản thỏa thuận giữa chủ giấy phép quảng cáo và đơn vị thi công dịch vụ giấy phép quảng cáo khi đơn vị dịch vụ đứng tên đề nghị cấp giấy phép quảng cáo.
  • Văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý giao thông vận tải với biển hiệu quảng cáo đặt ở hành lang an toàn giao thông, địa điểm thuộc quản lý của ngành giao thông, vận tải
  • Với doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo của các cơ quan đủ thẩm quyền trong lĩnh vực y tế hoặc nông nghiệp theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Các nội dung quảng cáo về chương trình khuyến mãi cần có văn bản tiếp nhận đăng ký chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước.

Để hạn chế những rủ ro, sai sót trong quá trình thiết kế kích thước Pano quảng cáo, công ty – doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất. LA BÀN Decor là đơn vị với kinh nghiệm nhiều năm và phát triển luôn giữ vững phương châm cung cấp dịch vụ quảng cáo chất lương, uy tín, không sai sót.

>>> Đừng bỏ lỡ: 100+ Mẫu biển quảng cáo đẹp, ấn tượng nhất năm 2021

Bài viết liên quan